Soi kèo góc Dortmund vs Sporting Lisbon, 0h45 ngày 20/2
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Denguele vs Olympique Sport, 22h30 ngày 20/2: Khó cho chủ nhà -
Nga giằng co khốc liệt ở mặt trận Kursk, dồn binh lực hạ quân Ukraine Nga giằng co khốc liệt ở mặt trận Kursk, dồn binh lực hạ quân UkraineThành Đạt
(Dân trí) - Lực lượng Nga và Ukraine tiếp tục nỗ lực giao tranh để giành quyền kiểm soát các khu vực trên mặt trận Kursk.
Lực lượng Nga và Ukraine vẫn giao tranh khốc liệt trên các mặt trận, bao gồm tỉnh Kursk (Ảnh: Tass).
Nhà quan sát quân sự Denys Popovych mô tả tình hình giao tranh ở tỉnh Kursk rất căng thẳng, khi cả Nga và Ukraine đều tiến công và rút lui ở những khu vực khác nhau. Ông lưu ý rằng hiện không có chiến tuyến rõ ràng ở mặt trận Kursk.
Ông Popovych cho biết Nga đang cố gắng tiến công từ vùng ngoại vi sau khi không đạt được tiến triển đáng kể từ vùng trung tâm.
Theo ông Popovych, khả năng phòng thủ của Ukraine trong khu vực phụ thuộc vào các cấu trúc phòng thủ do Nga để lại, cũng như các vị trí mới được xây dựng.
Mục tiêu chính của lực lượng Ukraine là kiểm soát các khu vực ở Kursk để khẳng định sự hiện diện của Kiev trên lãnh thổ Nga.
Lực lượng đặc nhiệm của lực lượng vũ trang Ukraine hôm 5/12 tuyên bố các binh sĩ của lực lượng này đã tiến vào các vị trí của quân đội Nga ở Kursk và bắt giữ một số lính Nga. Bộ Quốc phòng Nga chưa lên tiếng về thông tin này.
Trong báo cáo về tình hình giao tranh ở Kursk hôm 5/12, Bộ Quốc phòng Nga cho biết chiến dịch xóa sổ các đơn vị Ukraine tại mặt trận này vẫn tiếp diễn.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố các đơn vị của nhóm tác chiến phía Bắc đã tấn công các đơn vị quân sự của Ukraine ở các khu vực Viktorovka, Kazachya Loknya, Lebedevka, Leonidovo, Malaya Loknya, Nizhny Klin, Nikolayevo-Daryino, Nikolsky, Novaya Sorochina, Novoivanovka, Plekhovo và Sverdlikovo.
Ngoài ra, các cuộc tấn công bằng máy bay chiến đấu cùng hỏa lực pháo binh của Nga đã tấn công vào lực lượng và thiết bị của đối phương ở các vùng Kursk và Sumy. Nga cho rằng Ukraine đã triển khai quân từ vùng Sumy ở biên giới nước này để thực hiện chiến dịch đột kích vào vùng Kursk của Nga.
Vị trí tỉnh Kursk của Nga (Ảnh: Bloomberg).
Tính riêng trong ngày 5/12, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận Ukraine mất hơn 300 quân, 3 xe tăng, 3 xe chiến đấu bộ binh, 3 xe bọc thép, 5 xe cơ giới, một trạm tác chiến điện tử và 5 khẩu súng cối ở khu vực Kursk.
Theo thống kê của Bộ Quốc phòng Nga, kể từ khi bắt đầu giao tranh ở Kursk, Ukraine đã mất hơn 38.235 quân, 232 xe tăng, 168 xe chiến đấu bộ binh, 123 xe bọc thép chở quân, 1.228 xe chiến đấu bọc thép, 1.087 xe cơ giới, 308 đơn vị pháo binh, 40 hệ thống pháo phóng loạt, bao gồm 11 hệ thống HIMARS và 6 hệ thống MLRS do Mỹ sản xuất, cùng 13 bệ phóng hệ thống phòng không và nhiều thiết bị quân sự khác.
Ukraine mở chiến dịch tấn công Kursk từ đầu tháng 8 với mục tiêu buộc Nga chuyển hướng nguồn lực khỏi chiến tuyến miền Đông Ukraine, cải thiện vị thế trong bất cứ cuộc đàm phán nào trong tương lai với Nga.
Tuy nhiên, sau 4 tháng, Ukraine dường như vẫn không đạt được mục tiêu này. Việc Ukraine dồn một phần không nhỏ lực lượng và vũ khí đến Kursk không buộc Nga chuyển hướng nguồn lực, thậm chí còn thúc đẩy Moscow tiến nhanh hơn ở mặt trận Donbass phía đông Ukraine.
Moscow đang tiến công ở miền Đông Ukraine nhanh nhất kể từ khi xung đột nổ ra. Nga cũng giành lại 40% số lãnh thổ mà Ukraine kiểm soát ở Kursk.
Ukraine và phương Tây cáo buộc Nga đã triển khai hàng nghìn binh lính Triều Tiên đến Kursk để hỗ trợ đẩy lùi lực lượng Kiev. Bình Nhưỡng từ chối bình luận, nhưng khẳng định đang thực hiện các nghĩa vụ theo hiệp ước đối tác chiến lược với Moscow.
Trung tâm Kháng chiến Quốc gia do quân đội Ukraine điều hành hôm 4/12 cho biết, binh sĩ Triều Tiên chỉ làm nhiệm vụ tại các trạm quan sát và trạm kiểm soát ở tỉnh Kursk của Nga với tư cách là lực lượng thứ cấp, không tham gia trực tiếp vào chiến đấu chống lại quân đội Ukraine.
Theo cơ quan này, trực thuộc Lữ đoàn tấn công dù số 11 của Nga, lực lượng Triều Tiên bảo vệ các khu vực tập kết của quân đội Nga. Việc triển khai của họ được cho là đã tạo điều kiện để Nga chuyển nguồn lực của mình đến các vị trí tiền tuyến.
Theo Tass, Pravda"> -
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Cloud trong nước chiếm hơn 22% thị phầnChủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam Vũ Hoàng Liên phát biểu tại phiên hội thảo về trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây chiều ngày 22/11. Ông Đặng Tùng Sơn, Phó Tổng giám đốc CMC Telecom, Phó Chủ nhiệm VNCDC, cho biết năm nay là lần thứ 2 Câu lạc bộ thực hiện báo cáo về thị trường dịch vụ Data Center và Cloud, với mục tiêu cung cấp thông tin hữu ích cho các tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời hướng dẫn những bước đi thích hợp để thúc đẩy doanh nghiệp nội địa cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người dùng.
Báo cáo năm nay được lập trên cơ sở dữ liệu thu thập từ các doanh nghiệp thành viên của VNCDC, với biểu mẫu dữ liệu tham khảo theo mẫu báo cáo hàng tháng gửi Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) về doanh thu dịch vụ Cloud, Data Center.
Ngoài ra, báo cáo có tham khảo, trích dẫn các nguồn dữ liệu từ các công ty tư vấn, khảo sát thị trường trên thế giới và dữ liệu thị trường từ các doanh nghiệp trong Câu lạc bộ.
Báo cáo mới chỉ ra rằng, nhu cầu sử dụng dịch vụ Cloud tại Việt Nam đã tăng trưởng đột biến trong năm 2022, khi quy mô thị trường tăng lên 9.700 tỷ đồng, gấp đôi so với năm 2021.
Dịch Covid-19 đã đóng góp vào sự chuyển đổi số nhanh chóng của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề như du lịch và thương mại điện tử.
Năm 2022, sau khi giãn cách xã hội được dỡ bỏ, các tổ chức và doanh nghiệp đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ số để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tăng mạnh nhu cầu sử dụng dịch vụ Cloud trong nước.
Tuy nhiên, sang năm 2023, tăng trưởng của thị trường Cloud đã chậm lại, phần lớn đến từ suy thoái kinh tế dẫn tới áp lực cắt giảm, tối ưu chi phí.
Sự tăng trưởng chậm lại được thấy rõ trong việc đo lường hiệu quả tiêu dùng dịch vụ đám mây và sự điều chỉnh của người tiêu dùng về lợi ích của đám mây.
Mặc dù tăng trưởng giảm, thị trường Cloud Việt Nam ước tính vẫn tăng trưởng 24,2% trong năm nay.
Ông Đặng Tùng Sơn, Phó Tổng giám đốc CMC Telecom, đại diện VNCDC trình bày báo cáo về Data Center và Cloud năm 2023. Nghiên cứu của VNCDC cũng chỉ ra rằng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Cloud nội địa đã đáp ứng kịp thời nhu cầu gia tăng, đưa mức doanh thu đạt được từ 900 tỷ đồng vào năm 2021 lên 2.362 tỷ đồng vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 37,4%.
Phân tích của bộ phận soạn thảo báo cáo thị trường Cloud Việt Nam năm 2023 dự đoán rằng thời gian từ nay đến năm 2025, thị trường sẽ không có biến động lớn.
Tốc độ phát triển kép giai đoạn 2023 - 2025 đạt từ 20% đến 23%. Đến năm 2025, quy mô thị trường Cloud Việt Nam sẽ đạt khoảng 768 triệu USD (18.432 tỷ đồng).
Đưa ra nhận định về khả năng phát triển của thị trường Cloud Việt Nam trong 2 năm 2024 và 2025, có tới 54,5% doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này dự báo thị trường sẽ phát triển rất nhanh, và 45,5% số doanh nghiệp đánh giá thị trường sẽ có tốc độ phát triển nhanh.
Đáng chú ý, mặc dù có sự tiến bộ rõ ràng tại các doanh nghiệp lớn như Viettel, VNPT, CMC và FPT, song nghiên cứu mới của VNCDC cho thấy, đến nay các nhà cung cấp dịch vụ đám mây quốc tế vẫn giữ ưu thế trên thị trường.
Cụ thể, ông Đặng Tùng Sơn cho biết, trong báo cáo thực hiện năm 2021 của VNCDC, tỷ lệ thị phần dịch vụ Cloud giữa doanh nghiệp ngoại và doanh nghiệp trong nước là 80% và 20%, với phần lớn thuộc về các nền tảng Cloud toàn cầu.
Sau 2 năm, thị phần của các doanh nghiệp trong nước đã ‘nhỉnh’ hơn so với trước, đạt 22,2% và tỷ lệ thị phần của doanh nghiệp nước ngoài còn 77,8%.
“Con số hơn 2% là nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Cloud nội”, ông Đặng Tùng Sơn nhận xét.
Trong bối cảnh chuyển đổi số được đẩy nhanh, các nhà cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây nội địa đang có cơ hội lớn để tăng tốc và bứt phá. (Ảnh minh họa: M.Quyết) Trước đó, trao đổi với VietNamNetvề câu chuyện phát triển hạ tầng Cloud Việt Nam, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam đã phân tích những lý do chính khiến cho các doanh nghiệp hạ tầng trong nước vẫn chiếm thị phần nhỏ bé trước các ông lớn công nghệ nước ngoài.
Theo ông Vũ Thế Bình, nhìn từ góc độ khách quan thì các nền tảng Cloud toàn cầu có nhiều lợi thế về nghiên cứu phát triển và sáng tạo, đi đầu và dẫn dắt xu thế, lợi thế về quy mô, sự hình thành đa dạng tiện ích cho khách hàng như một hệ sinh thái cùng chiến lược cạnh tranh hiệu quả.
Thực tế, không chỉ ở Việt Nam, tại nhiều nước, thị phần Cloud phần lớn thuộc về các nền tảng toàn cầu.
“Ở góc độ chủ quan, chúng ta cũng thấy điều hiển nhiên là Cloud Việt Nam thất thế hơn các nền tảng toàn cầu về khía cạnh công nghệ, quy mô và có thể cả ở chiến lược cạnh tranh.
Một điểm dễ nhận thấy nữa là các doanh nghiệp Việt Nam đã chần chừ trong một thời gian khá lâu trước khi thực sự dấn thân vào thị trường Cloud.
Chúng ta xuất phát sau, lại yếu hơn các 'vận động viên chuyên nghiệp', thì bị bỏ xa cũng là chuyện bình thường”,ông Vũ Thế Bình nêu quan điểm.
Đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam cũng nhận xét, gần đây, các doanh nghiệp trong nước đã đẩy rất mạnh các nỗ lực nghiên cứu phát triển, tạo ra các sản phẩm dịch vụ Cloud, cũng như truyền thông mạnh mẽ để thu hút sự quan tâm của công chúng và khách hàng về Cloud.
“Chúng tôi tin rằng mỗi doanh nghiệp sẽ có một chiến lược phù hợp để từng bước chiếm lĩnh thị phần, và ít nhiều cạnh tranh với các nền tảng toàn cầu”, đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam chia sẻ.
"> -
Lầu Năm Góc tiết lộ số tiền Mỹ viện trợ cho Ukraine Lầu Năm Góc tiết lộ số tiền Mỹ viện trợ cho UkraineBùi Ann
(Dân trí) - Trước báo cáo về tổng số tiền viện trợ cho Ukraine, Tổng thống đắc cử Donald Trump cam kết sẽ xem xét lại sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Kiev.
Binh sĩ Ukraine nạp pháo (Ảnh: Reuters).
Trong khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden duy trì cam kết cung cấp hỗ trợ tài chính và quân sự cho Ukraine tới chừng nào cần thiết, vẫn có những lo ngại về nguy cơ Washington cắt viện trợ sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức vào đầu năm sau.
Theo báo cáo của Tổng thanh tra Lầu Năm Góc công bố hôm 14/11, quốc hội Mỹ đã phân bổ gần 183 tỷ USD cho Ukraine kể từ khi xung đột với Nga nổ ra hồi tháng 2/2022.
Trong tổng số khoản viện trợ trên, khoảng 131,36 tỷ USD đã được chuyển cho các hoạt động liên quan đến an ninh. Trong đó bao gồm 45,6 tỷ USD dành cho việc tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ tại châu Âu và gần 46 tỷ USD để thay thế vũ khí được cung cấp cho Ukraine. Ngoài ra, gần 44 tỷ USD được phân bổ cho các chương trình quản lý, bao gồm cả tiền lương cho các công chức Ukraine và 4 tỷ USD cho viện trợ nhân đạo.
Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) đã phân bổ 3,9 tỷ USD hỗ trợ ngân sách trực tiếp bổ sung cho Ukraine, đây là một phần của khoản bổ sung trị giá hơn 7,8 tỷ USD được phê duyệt vào tháng 4.
Khoản hỗ trợ ngân sách này tạo điều kiện cho các hoạt động đang diễn ra của chính phủ và cung cấp các dịch vụ thiết yếu tại Ukraine. Khoản tài trợ bao gồm tiền lương cho công chức và nhân viên trường học ở Ukraine.
Ngoài ra còn có tiền hỗ trợ cho những người phải di dời trong nước, cho các gia đình có thu nhập thấp, cũng như trợ cấp nhà ở và tiện ích.
Theo báo cáo trên, Mỹ đã cung cấp một loạt các thiết bị quân sự cho Ukraine, bao gồm xe bọc thép, đạn dược, vũ khí, pháo binh. Các gói viện trợ đặc biệt bao gồm xe chiến đấu Bradley, loại xe mà quân đội Ukraine ưa chuộng hơn xe tăng Abrams.
Đồng thời, các chuyên gia bảo dưỡng của Mỹ tiếp tục hỗ trợ từ xa thông qua các kênh liên lạc an toàn.
Trong khi đó, bất kể sự hỗ trợ tài chính và quân sự dành cho Ukraine có gia tăng hay không, Moscow vẫn đặt mục tiêu hoàn thành các mục tiêu an ninh quốc gia trong cuộc xung đột này.
Theo RT">